Huỳnh Lê Kim Thiên
ThS.BS. Nguyễn Trương Minh Thế
Giảng viên Khoa YHCT
ĐH Y Dược TP. HCM
- Đau thần kinh tọa là gì?
Thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh chạy dọc thắt lưng đến tận các ngón chân, chi phối vận động các cơ mông, cơ ở phần sau đùi, cơ cẳng chân và cở bàn chân.
Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức, tê mỏi chạy dọc theo đường đi của thần kinh tọa, cơn đau thường xuất phát ở thắt lưng lan dọc xuống mông, đùi, cẳng chân vả cả bàn chân, làm khó khăn trong việc xoay trở, cúi ngưa, đi lại.
- Nguyên nhân đau thần kinh tọa?
- Tuổi tác: Khi lớn tuổi, quá trình thoái hóa trong cơ thể diễn ra khiến các đĩa đệm bị bào mòn, mất nước, sụn khớp hư tổn, bao xơ vốn đã mòn yếu bị rách ra và nhân nhầy thoát ra ngoài.
- Tư thế: Thói quen hàng ngày trong sinh hoạt và công việc đòi hỏi phải ngồi liên tục, thường xuyên cúi người, sai tư thế… sẽ gây áp lực lên cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương, lao động nặng: Va chạm, ngã hay chấn thương mạnh có thể khiến bao xơ bị rách đột ngột, gây thoát vị đĩa đệm.
- Bẩm sinh, di truyền: Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người bẩm sinh đã có cơ địa cột sống yếu, dễ thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
- Dư cân, báo phì: Thừa cân nặng làm cột sống phải gánh chịu trọng lực tương đối lớn dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm…
- Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào?
- Theo Tây y.
Điều trị Nội khoa.
- Chế độ nghỉ ngơi: Nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
- Điều trị thuốc: Thuốc giảm đau, Thuốc giảm đau thần kinh, Thuốc kháng viêm, Thuốc giãn cơ, Tiêm corticoid ngoài màng cứng,…
- Vật lý trị liệu:
- Mát xa liệu pháp có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin.
- Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ có thể giảm đau và giúp giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm. Bơi là thể dục tốt nhất đối với các bệnh nhân này. Một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân trên cơ sở không gây xoắn, vặn cột sống, không gấp cột sống quá mức.
- Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.
Điều trị Ngoại khoa.
- Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…).
- Theo Y học Cổ truyền.
- Điện châm cứu: là phương pháp được dùng phổ biến, bệnh nhân sẽ được châm vào những huyệt cụ thể trên cơ thể bằng những chiếc kim mỏng, giúp cải thiện tốt tình trạng đau lưng, lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân, kèm cảm giác tê, nặng mỏi.
- Thủy châm: Thủy châm là phương pháp sử dụng một số loại thuốc Tây y được chỉ định để tiêm vào huyệt vị bằng cách châm cứu dựa trên nguyên lý về thuyết kinh lạc, tạo ra kích thích hóa học rộng và mạnh mẽ, giúp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
- Cấy chỉ: là phương pháp mà các thầy thuốc sẽ vi cấy chỉ tự tiêu vào huyệt đạo nhằm điều trị vị trí bị đau hay nâng cao sức khỏe. Trong vòng 15 - 20 ngày, chỉ sẽ tự tiêu đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị của bệnh nhân.
- Xoa bóp – bấm huyệt: Tác động này giúp cải thiện tốt hơn quá trình lưu thông máu, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu. Từ đó làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm do bệnh đau thần kinh tọa gây ra. Cách điều trị này từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa.
- Dùng thuốc: Thuốc Đông y có thể hỗ trợ điều trị rất hiệu quả bằng cách uống trực tiếp hoặc giảm đau cho người bệnh bằng cách đắp thuốc hoặc xông hơi.
- Tập luyện: Bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y nếu muốn đạt hiệu quả hồi phục nhanh chóng cần kết hợp các bài tập hỗ trợ.
- Thủy châm trong điều trị thần kinh tọa:
Nhờ sự kết hợp Đông – Tây y hoàn hảo, phương pháp thủy châm mang đến những ưu điểm vượt trội, hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa bằng thủy châm lên đến 90%, thời gian điều trị nhanh chóng. Tương tự như điện châm, điều trị bằng thủy châm giúp người bệnh hạn chế phải sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau.
Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm không chỉ làm giảm đau, ức chế bệnh mà còn khắc phục được các nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này. Các dược chất vô trùng được tiêm vào một số huyệt trên cơ thể sẽ kích thích vỏ não và gây phản xạ đến hệ thần kinh, điều chỉnh các hoạt động của cơ quan nội tạng, phục hồi các tổn thương trên cơ thể con người.
Các thuốc để thủy châm đùng trong điều trị đau thần kinh tọa: các vitamin Bl, B6, BI2, Nucleo CMP forte, methycobal, becozyme, diclofenac,,…
Thông thường, mỗi lần thủy châm sẽ châm mỗi ngày, trong 1 ngày chỉ nên thực hiện 1 lần thủy châm. Mỗi đợt điều trị đau dây thần kinh tọa bằng thủy châm cần 5 - 15 lần châm (tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân). Sau đợt điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe để đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo cho phù hợp.
Phác đồ huyệt: Thủy châm bên đau, một số huyệt gợi ý:
+ Đại trường du + Trật biên
+ Dương lăng tuyền + Thừa phù
Sau khi thủy châm, bệnh nhân cần nghỉ ít nhất 15 phút để theo dõi phản ứng. Bệnh nhân có thể gặp 1 số triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, khô miệng, nóng phừng mặt huyết áp tăng,… Nếu thấy bất cứ điểm bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- KHÔNG NÊN UỐNG THUỐC VỚI NƯỚC TRÀ HOẶC CÀ PHÊ! (17.11.2023)
- CỨU ẤM - MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐỘC ĐÁO VÀ HIỆU QUẢ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN (16.11.2023)
- ĐIỀU TRỊ VẸO CỔ CẤP NHƯ THẾ NÀO? (16.11.2023)
- BÀI TẬP PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT ĐAU TẠI VÙNG VAI (15.11.2023)
- CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU GÓT CHÂN (14.11.2023)
- ĐAU DO GÚT CẤP "DỮ DỘI" CỠ NÀO? (14.11.2023)
- BÀI THUỐC XÔNG ĐIỀU TRỊ CẢM MẠO TẠI NHÀ (11.11.2023)
- BÀI TẬP GIÚP GIẢM ĐAU & PHÒNG NGỪA ĐAU CỔ GÁY (03.11.2023)
- MỘT SỐ BÀI TẬP PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG TRONG VIÊM CHU VAI/VIÊM GÂN CƠ CHÓP XOAY (02.11.2023)
- ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI DO VIÊM GÂN CƠ CHÓP XOAY (03.10.2023)