ThS.BS. Nguyễn Trương Minh Thế
Giảng viên khoa YHCT
ĐHYD TPHCM
Rượu thuốc thực chất là tên gọi kép bao gồm rượu và thuốc. Rượu thuốc được bào chế dựa theo nguyên tắc sử dụng rượu làm dung môi để ngâm tẩm những thảo dược hoặc động vật nhằm chiết xuất ra những hợp chất có trong đó để chữa bệnh. Theo Đông y, rượu đi vào vùng huyết, có tác dụng dẫn huyết. Khí huyết lưu thông thì bệnh tật được đuổi ra ngoài. Rượu thuốc còn để kích thích tiêu hóa, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, giảm đau nhức xương khớp, nâng cao sức khỏe...
Nhiều người vẫn nghĩ cứ ngâm dược liệu vào rượu thì sẽ nên thuốc. Tuy nhiên, muốn có tác dụng phải hội đủ 2 tiêu chí: rượu tốt và thuốc quý.
Một thang thuốc muốn công hiệu phải được các thầy thuốc có kinh nghiệm phối ngũ chặt chẽ về thành phần và liều lượng. Với rượu thuốc cũng vậy, nếu ngâm không đúng cách, sẽ khó kiểm soát tình trạng tương tác bất lợi của dược liệu. Với dược liệu có nguồn gốc động vật như rắn hổ mang, bìm bịp, tắc kè... càng phải bào chế kỹ lưỡng hơn vì nếu không chế biến đúng cách sẽ không thể công hiệu, thậm chí còn có thể ngộ độc.
Thông thường, thời gian ngâm rượu thuốc khoảng 15 - 30 ngày, nếu thành phần có động vật thì thời gian dài hơn, có thể từ 2 – 3 tháng, mới có thể dùng được.
Rượu thuốc cũng có thể gây ngộ độc, nguyên nhân có thể ngay từ dược liệu đem ngâm đã được phun chất bảo quản như: lưu huỳnh, chì, kẽm, thạch tín, nhôm... Hoặc do nấm mốc phát triển trên dược liệu vì bảo quản không đúng quy cách.
AI KHÔNG NÊN DÙNG RƯỢU THUỐC?
Dù rượu thuốc có tác dụng và phổ biến nhưng dùng rượu thuốc cũng phải có nguyên tắc nhất định. Nếu dùng không đúng cách rượu thuốc có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe người dùng, đặc biệt, với một số người mắc bệnh mạn tính.
Với người tăng huyết áp và người bị bệnh gan thì không được uống rượu dù dưới hình thức nào, kể cả rượu thuốc. Khi gan đã bị tổn thương, dùng rượu sẽ làm cơ thể thêm nguy hiểm.
Rượu thuốc cũng như rượu thông thường nếu lạm dụng, uống nhiều và uống thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện rượu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dạ dày... không được dùng rượu thuốc.
UỐNG RƯỢU NHIỀU RƯỢU THUỐC CÓ TỐT KHÔNG?
Để an toàn khi uống rượu thuốc cần lưu ý:
- Uống theo hướng dẫn của thầy thuốc. Uống đúng liều lượng, thời gian quy định.
- Có thể uống 1 ly nhỏ (từ 10 – 20 ml) mỗi lần trong bữa ăn (trước hay sau bữa ăn tùy loại rượu thuốc).
- Nếu dùng rượu thuốc để bồi bổ cơ thể thì có thể dùng mỗi ngày với lượng ít (mỗi lần 1 ly nhỏ) trong bữa ăn. Còn dùng rượu thuốc để điều trị bệnh đến khi hết triệu chứng phải ngưng hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC
- Không uống rượu ngâm với thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần.
- Các loại rượu thuốc đều có chỉ định điều trị rõ ràng, uống không đúng chỉ định của thầy thuốc chỉ mang đến tai hại cho người dùng, không nên lạm dụng để uống cho say xỉn.
- Không nhầm lẫn cách sử dụng, rượu thuốc loại nào để uống, loại nào để dùng bôi bên ngoài.
- Không nên dùng rượu thuốc thoa lên những vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt, bởi trong rượu có chứa cồn, không tốt cho da, thậm chí có thể dị ứng hay gây phản ứng tại chỗ.
- ĐÔNG Y HIỂU BIẾT VÀ PHÒNG NGỪA VIÊM QUANH KHỚP VAI NHƯ THẾ NÀO? (06.12.2024)
- ĐẬU PHỘNG: THỰC PHẨM TUYỆT VỜI CHO TIÊU HÓA VÀ HÔ HẤP (04.12.2024)
- MỖI NGÀY ĂN 3 QUẢ TÁO, TRĂM TUỔI KHÔNG GIÀ (30.11.2024)
- QUẢ SUNG: GIẢI NHIỆT, SINH TÂN DỊCH, KIỆN TỲ VỊ (30.11.2024)
- Ăn ngọt để giảm stress! Đông y quan niệm thế nào? (15.11.2024)
- BÀI TẬP PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG TRONG VIÊM CHU VAI (12.11.2024)
- MỘT SỐ BÀI TẬP CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI (12.11.2024)
- KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y TRONG ĐIỀU TRỊ SA DẠ DÀY (23.10.2024)
- TẠI SAO UỐNG THUỐC TÂY LẠI KHIẾN CƠ THỂ CẢM THẤY "NÓNG", CÒN THUỐC ĐÔNG Y THÌ SAO? (14.10.2024)
- NGƯỜI BỆNH XƯƠNG KHỚP CÓ CẦN KIÊNG “MĂNG, CÀ” NHƯ “ÔNG BÀ XƯA” THƯỜNG DẠY KHÔNG? (11.10.2024)