ThS.BS. Nguyễn Trương Minh Thế
Giảng viên ĐH Y Dược TP. HCM
Quả Sung (Ficus carica), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ngoài ra quả Sung còn có tên là Vô hoa quả, mặc dù tên là "vô hoa", nhưng thực tế không phải là không có hoa. Ở trung tâm quả có một lỗ, trên thành lõm của nó có nhiều hoa đơn tính không cuống, trong thực vật học gọi là "cụm hoa đầu kín". Vì sự phát triển và nở hoa đều diễn ra bên trong thành, nên người ta khó nhìn thấy, do đó gọi là "vô hoa quả".
GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU
Theo y học cổ truyền, quả Sung có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh Phế, Vị, Đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, kiện Tỳ khai Vị, giải độc tiêu sưng. Quả Sung thường được dùng để điều trị viêm họng, ho khan mất tiếng, ít sữa, táo bón do nhiệt ở ruột, chán ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy, lỵ, mụn nhọt, bệnh ngoài da.
Sách "Điền Nam Bản Thảo" thời Minh có nói rằng nó có tác dụng khai Vị kiện Tỳ, cầm tiêu chảy, lỵ, cũng trị viêm họng, nấu nước rửa vết thương rất tốt. Dùng để đắp lên các loại sưng độc không rõ nguyên nhân, nhọt, ghẻ lở, chàm, mụn nước vàng, tắc sữa, mụn đậu vỡ; trộn với dầu mè để bôi." Nói đơn giản, quả Sung trộn với dầu mè bôi ngoài có thể giúp điều trị sưng độc. "Bản Thảo Cương Mục" thời Minh ghi chép rằng quả Sung có thể "trị năm loại trĩ, đau họng." "Tuyền Châu Bản Thảo" cũng có ghi chép rằng "trị đau họng, quả Sung tươi phơi khô, nghiền thành bột, thổi vào họng." Lá của quả Sung cũng là một vị thuốc, thường dùng để nấu nước xông rửa ngoài, chủ yếu để trị trĩ sưng độc. "Bản Thảo Hội Ngôn" thời Minh ghi chép về công dụng "trừ thấp nhiệt, giải độc mụn" của nó. "Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ" nói: "Quả Sung ngọt mát thanh nhiệt, trị trĩ, nhuận tràng, lợi họng, người bị lạnh không nên ăn."
Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, quả Sung chứa nhiều loại enzyme có thể thúc đẩy sự phân giải protein và hỗ trợ tiêu hóa. Thí nghiệm trên động vật đã chứng minh, quả Sung giàu polysaccharide, flavonoid, sterol, có thể ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư.
GỢI Ý MÓN ĂN
Dưới đây là 3 món ăn dưỡng sinh từ quả Sung.
- Cháo quả Sung
- Nguyên liệu: 50 g quả Sung tươi, 100 g gạo, nước sạch, đường phèn vừa đủ.
- Cách làm: Rửa sạch quả Sung, cắt nhỏ để sẵn. Rửa sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi gạo, sau đó cho quả Sung vào, nấu đến khi cháo chín nhừ, thêm đường phèn vừa đủ, đun tan là được.
- Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu.
- Nước Sung hợp đường
- Nguyên liệu: 4 quả Sung tươi, 30 g Bách hợp, nước sạch, đường phèn vừa đủ.
Bách hợp
- Cách làm: Rửa sạch quả Sung, cắt nhỏ để sẵn. Ngâm Bách hợp một chút rồi rửa sạch, cho vào nồi cùng quả Sung, thêm nước vừa đủ, đun sôi với lửa lớn, sau đó hạ lửa nhỏ đun tiếp 30 phút, thêm đường phèn, đun thêm 5 phút là được.
- Công dụng: Thanh nhiệt sinh tân nhuận Phế, giảm ho tiêu đờm.
- Thanh nhuận canh
- Nguyên liệu: 400 g thịt chân giò, 15 g Thái tử sâm, 3 quả Sung (có thể dùng quả khô hoặc tươi), 2 quả táo, 3 lát gừng, muối vừa đủ.
Thái tử sâm
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, bỏ hạt táo, cắt thịt chân giò thành miếng nhỏ; cho tất cả nguyên liệu vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, đun sôi lớn, sau đó hạ lửa nhỏ đun tiếp 1.5 giờ, thêm muối vừa đủ để nêm nếm.
- Công dụng: Kiện Tỳ bổ Phế, bổ khí dưỡng âm.
Lưu ý khi sử dụng
Quả Sung là một loại trái cây khá phổ biến trong cuộc sống, giàu chất xơ, nhiều loại axit amin và vitamin, có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp. Khi sử dụng cần chú ý 3 điểm sau:
- Quả Sung có tính mát, dễ gây đau bụng, tiêu chảy, do đó người Tỳ Vị hư hàn, đại tiện lỏng, tiêu chảy không nên dùng.
- Quả Sung chứa nhiều đường, do đó người bị tiểu đường nên cẩn thận khi ăn.
- Người dị ứng với quả Sung không nên dùng.
- BÀN VỀ “NGŨ VỊ SỞ CẤM” – TÍNH KHOA HỌC VỀ NHỮNG KIÊNG CỮ TRONG ĂN UỐNG TỪ NGÀN XƯA (10.02.2025)
- BÀI TẬP CHO NGƯỜI BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI (23.12.2024)
- BÍ ẨN ĐƯỢC GIẢI MÃ: BỆNH LẠ Ở CONGO LÀ SỐT RÉT - TIỀM NĂNG CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ (18.12.2024)
- ĐÔNG Y HIỂU BIẾT VÀ PHÒNG NGỪA VIÊM QUANH KHỚP VAI NHƯ THẾ NÀO? (06.12.2024)
- ĐẬU PHỘNG: THỰC PHẨM TUYỆT VỜI CHO TIÊU HÓA VÀ HÔ HẤP (04.12.2024)
- MỖI NGÀY ĂN 3 QUẢ TÁO, TRĂM TUỔI KHÔNG GIÀ (30.11.2024)
- Ăn ngọt để giảm stress! Đông y quan niệm thế nào? (15.11.2024)
- BÀI TẬP PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG TRONG VIÊM CHU VAI (12.11.2024)
- MỘT SỐ BÀI TẬP CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI (12.11.2024)
- KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y TRONG ĐIỀU TRỊ SA DẠ DÀY (23.10.2024)